Tiết 23_Bài 20_Chất dẫn điện và chất cách điện. Dòng điện trong kim loại

Tuần: 23                                                                                                        Ngày dạy:

Tiết: 23                                                                                             

Bài 20: CHẤT DẪN ĐIỆN VÀ CHẤT CÁCH ĐIỆN

DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI

I. Mục tiêu

   Sau bài học này học sinh đạt được:

     1. Kiến thức

- Nhận biết được trong thực tế chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua, chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua.

- Kể tên được một số vật dẫn điện (hoặc vật liệu dẫn điện ) và vật cách ( vật liệu cách điện) thường dùng.

- Nêu được dòng điện trong kim loại là dòng các electron dịch chuyển có hướng.

     2. Kĩ năng

- Hình kỹ năng qua sát các hiện tượng thực tế, tìm ra nguyên nhân, thí nghiệm kiểm tra và rút ra kết luận.

     3. Thái độ

- Yêu thích môn học, ham hiểu biết, khám phá thới giới xung quanh.

     4. Định hướng phát triển phẩm chất năng lực

- Phẩm chất: chăm chỉ, trung thực.

- Năng lực: tự chủ và tự học, ngôn ngữ, giải quyết vấn đề và sáng tạo, giao tiếp và hợp tác.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

    1. Giáo viên

- Hình 20.1, 20.3 phóng to.

- Bốn bộ thí nghiệm, mỗi bộ gồm: 1 bóng đèn, nguồn điện 2 pin, 1 công tắc, dây dẫn mỏ kẹp, 1 đoạn dây nhựa, 1 đoạn dây đồng, 1 đoạn dây thép, 1 đoạn ruột bút chì.

    2. Học sinh

- Xem trước nội dung bài 20.

III. Tổ chức hoạt động dạy và học

        1. Hoạt động khởi động

- Ổn định lớp.

- Kiểm tra bài cũ:

    + Thế nào là dòng điện?

    + Nguồn điện có tác dụng gì? Kể tên các nguồn điện thường dùng.

 - Giới thiệu vào bài mới: - Dòng điện xoay chiều 220V nếu chạy qua cơ thể sẽ rất nguy hiểm tới tính mạng. Vì vậy tất cả các thiết bị, dây dẫn đều phải có bộ phận dẫn điện để hoạt động, và bộ phận cách điện để bảo đảm an toàn.

         2. Hoạt động hình thành kiến thức

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung

a/ Tìm hiểu chất dẫn điện và chất cách điện

- Yêu cầu HS đọc mục I.

- Chất dẫn điện là gì?

 

- Khi nào chất dẫn điện được gọi là vật liệu dẫn điện?

 

- Chất cách điện là gì?

 

 

- Khi nào chất cách điện được gọi là vật liệu cách điện?

 

- Yêu cầu HS đọc và trả lời C1.

- Gọi HS khác nhận xét bổ sung.

- Chuẩn xác kiến thức.

- Gọi HS đọc thí nghiệm xác định tính dẫn điện của vật.

- Yêu cầu HS cho biết mục đích và dụng cụ thí nghiệm.

- Hướng dẫn, cụ thể, sau đó phát thiết bị cho HS làm thí nghiệm.

- Yêu cầu các nhóm nhận thiết bị, thực hành thí nghiệm, ghi kết quả vào vở.

- Đại diện 1 nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm.

- Yêu cầu nhóm khác nhận xét bổ sung.

- Yêu cầu HS đọc và trả lời C2.

 

 

- Yêu cầu HS đọc và trả lời C3.

- Gọi HS khác nhận xét.

- Chuẩn xác kiến thức.

 

 

- Đọc mục I Sgk.

- Chất dẫn điện là chất cho dòng điện chạy qua

- Chất đẫn điện gọi là vật liệu dẫn điện khi được dùng để làm các vật hay các bộ phận dẫn điện.

- Chất cách điện là chất không cho dòng điện chạy qua.

- Chất cách điện gọi là vật liệu cách điện khi được dùng để làm các vật hay các bộ phận cách điện.

- Đọc và trả lời C1.

 

- Nhận xét bổ sung.

 

- Ghi bài.

- Đọc TN.

 

 

- Nêu mục đích và dụng cụ thí nghiệm.

 

- Nhận dụng cụ thí nghiệm.

 

- Thực hành thí nghiệm, ghi kết quả vào vở.

 

 

- Đọc kết quả thí nghiệm.

 

- Nhận xét bổ sung.

 

- Đọc và trả lời C2.

 

 

 

- Đọc và trả lời C3.

 

- Nhận xét.

- Ghi bài.

I. Chất dẫn điện và chất cách điện

 

- Chất dẫn điện là chất cho dòng điện chạy qua.

- Chất đẫn điện gọi là vật liệu dẫn điện khi được dùng để làm các vật hay các bộ phận dẫn điện.

- Chất cách điện là chất không cho dòng điện chạy qua.

- Chất cách điện gọi là vật liệu cách điện khi được dùng để làm các vật hay các bộ phận cách điện.

C1: Các bộ phận dẫn điện là dây tóc, dây trục, 2 đầu dây đèn, 2 chốt cắm, lõi dây.

        Các bộ phận cách điện là: trụ thủy tinh, thủy tinh đen, vỏ nhựa, phích cắm, vỏ dây.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

C2: Dẫn điện: đồng, nhôm, sắt.

       Cách điện: sứ, nhựa, cao su.

C3: Như ta ngồi học dù trong phòng có điện nhưng ta không bị điện giật.

b/ Tìm hiểu dòng điện trong kim loại

- Các kim loại là chất dẫn điện hay cách điện?

- Y/c HS đọc và trả lời câu C4.

- Cho HS xem hình 20.3.

- Các nhà khoa học khẳng định rằng trong kim loại có các electron thoát ra khỏi nguyên tử và chuyển động tự do trong kim loại. Chúng được gọi là các electron tự do.

- Yêu cầu HS trả lời C5.

- Gọi HS khác nhận xét.

- Trong kim loại lúc nào cũng có electron tự do chuyển động trong đó vậy tại sao trong kim loại bình thường lại không có dòng điện?

 

- Yêu cầu HS xem hình 20.4

- Gọi HS trả lời C6.

- Yêu cầu HS nhận xét bổ sung.

- Gọi HS hoàn thành kết luận.

 

 

- Thế nào là dòng điện trong kim loại?

 

 

 

- Chất dẫn điện.

 

- Đọc và trả lời câu C4.

 

- Quan sát hình 20.3.

- Lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

- Trả lời C5.

- Nhận xét bổ sung.

- Vì các electron tự do chuyện động hỗn loạn không có hướng.

 

 

 

 

- Quan sát hình 20.4.

 

- Trả lời C6.

- Nhận xét.

 

- Hoàn thành kết luận.

 

 

 

- Dòng điện trong kim loại là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng.

II. Dòng điện trong kim loại

    1. Electron tự do trong kim loại

C4: Gồm các hạt nhân mang điện tích dương, và các electron mang điện tích âm.

 

 

 

 

 

 

C5: Các electron tự do là các vòng tròn nhỏ có dấu “-“, phần còn lại của nguyên tử là những vòng lớn có dấu “+”. Phần này mang điện tích dương vì nguyên tử khi đó bị mất bớt electron.

    2. Dòng điện trong kim loại

 

 

C6: Electron bị cực âm đẩy, cực dương hút.

 

Kết luận: Các electron tự do trong kim loại dịch chuyển tạo thành dòng điện chạy qua nó.

- Dòng điện trong kim loại là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng.

3. Hoạt động luyện tập

- Y/c hs trả lời câu C7 Sgk.

 

 

- Hs trả lời câu C7.

 

C7: B

 

4. Hoạt động vận dụng

- Yêu cầu hs vận dụng kiến thức đã học trả lời câu hỏi C8, C9.

- Gọi hs khác nhận xét, bổ sung.

- Nhận xét, chuẩn xác kiến thức.

 

 

- Suy nghĩ, trả lời câu C8, C9.

 

- Nhận xét, bổ sung.

 

 

 

 

III. Vận dụng

C8: C

C9: C

 

    5/ Hoạt động tìm tòi mở rộng

- Gọi hs đọc phần có thể em chưa biết.

- Dặn dò hs học bài, làm các bài tập trong sách bài tập.

- Xem trước bài tiết sau: “Sơ đồ mạch điện - Chiều dòng điện”, và trả lời các câu hỏi:

    + Kí hiệu của một số bộ phận mạch điện?

    + Vẽ 1 sơ đồ mạch điện đơn giản.

    + Chiều dòng điện được quy ước như thế nào?

Gửi nhận xét

Vui lòng đăng nhập để gửi nhận xét

Thông tin bài giảng

Danh mục: Lớp 7

Thuộc chủ đề: Vật lý

Tác giả: TK THCS THỊ TRẤN THẠNH HÓA

Tiết 23 bài 20


Học trực tuyến

Tải về