Tiết 47_Bài 42_Thấu kính hội tụ

 

Tuần: 24                                                                                            Ngày dạy:

Tiết: 47                                                                                             

Bài 42: THẤU KÍNH HỘI TỤ

I. Mục tiêu

     Sau bài học này học sinh đạt được:

 1. Kiến thức

- Nhận dạng được thấu kính hội tụ.

- Mô tả được sự khúc xạ của tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ.

- Vận dụng được kiến thức đã học để giải bài tập đơn giản về thấu kính hội tụ và giải thích một vài hiện tượng thường gặp trong thực tế.

         2. Kĩ năng

- Làm TN để tìm ra đặc điểm của TKHT.

        3. Thái độ

- Nghiêm túc, yêu thích môn học.

       4. Định hướng phát triển phẩm chất năng lực

- Phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

- Năng lực: tự chủ và tự học, ngôn ngữ, giải quyết vấn đề và sáng tạo, giao tiếp và hợp tác, tìm hiểu tự nhiên.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

1. Giáo viên

- 1 TKHT có f = 12cm, 1 màn hứng để quan sát đường truyền của chùm sáng.

        2. Học sinh

- 1 TKHT có f = 12cm, 1 màn hứng để quan sát đường truyền của chùm sáng.

- 1 giá quang học, 1 nguồn sáng phát ra chùm ba tia sáng song song.

- Đọc và nghiên cứu trước bài 42_SGK.

III. Tổ chức hoạt động dạy và học

      1. Hoạt động khởi động

- Ổn định lớp.

- Kiểm tra bài cũ:

- Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là gì? So sánh hiện tượng khúc xạ ánh sáng khi tia sáng truyền từ không khí sang nước và ngược lại ?

- Vào bài mới: đặt vấn đề như trong SGK.

      2. Hoạt động hình thành kiến thức

 

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung

a/ Tìm hiểu đặc điểm của TKHT

- Yêu cầu h/s đọc SGK, quan sát hình 42.2

 - Bố trí và tiến hành TN hình 42.2 SGK.

- Cho biết a/s khi đi qua TKHT có đặc điểm gì ?

- Mô tả hiện tượng bằng hình vẽ, cho h/s đọc thông báo câu C1, trả lời câu C2

- Cho h/s quan sát TKHT

  ? TKHT có những đặc điểm gì ?

-Kết luận câu trả lời và nêu quy ước vẽ TKHT

b/ Tìm hiểu một số KN

- Yêu cầu HS quan sát lại thí nghiệm, trả lời C4 - Cho h/s phát biểu KN trục chính

 

 

 

 

- Cho h/s quan sát hình vẽ, đọc SGK

? Quang tâm là điểm nào ?

 

-Yêu cầu HS quan sát lại thí nghiệm hình 42.2  trả lời C5, C6.

- Tiêu điểm của thấu kính là gì? Mỗi thấu kính có mấy tiêu điểm? Vị trí của chúng có đặc điểm gì? Tia tới quay sang bên kia của thấu kính thì hiện tượng xảy ra tương tự ?

 

- Khoảng cách từ F, F' tới quang tâm gọi là gì ?

 Hãy cho biết đường truyền của các tia sáng qua TKHT ?

 

 

 

 

 

I. Đặc điểm của thấu kình hội tụ (TKHT)

  1. Thí nghiệm  (SGK)

 

 

 

2. Hình dạng của thấu kính hội tụ

- TKHT làm bằng vật liệu trong suốt.

- Thấu kính hội tụ thường dùng có phần rìa mỏng hơn phần giữa.      

II. Trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự của thấu kính hội tụ

 1. Trục chính (D)

Các tia tới vuông góc mặt TKHT có một tia cho tia ló truyền thẳng không đổi hướng trùng với một đường thẳng gọi là trục chính (D)

2. Quang tâm (O)

   - Trục chính cắt TKHT tại điểm O, điểm O là quang tâm

 3. Tiêu điểm (F)

 - Một chùm tia tới //D của TKHT cho chùm tia ló hội tụ tại tiêu điểm của thấu kính.

  -Mỗi TKHT có hai tiêu điểm đối xứng nhau qua thấu kính.

 

4. Tiêu cự ( f )OF = OF’ = f

 * Đường truyền của ba tia sáng đặc biệt qua TKHT

    - Tia tới đến quang tâm thì tia ló tiếp tục truyền thẳng theo phương của tia tới.

    - Tia tới //D thì tia ló qua tiêu điểm.

    - Tia tới qua tiêu điểm thì tia ló song song với trục chính.

 

3. Hoạt động luyện tập

- Y/c hs vẽ tiếp các tia sáng còn thiếu ở câu C7.

  C7:           S                                        

  D                                               F'

                                          O                                 

                                                                                               

 

4. Hoạt động vận dụng

- Y/c hs trả lời câu C8.

- Hs trả lời.

III. Vận dụng:

C8: TKHT là TK có phần rìa mỏng hơn phần giữa. Nếu tia tới // trục chính thì tia ló hội tụ tại tiêu điểm

 

 

5/ Hoạt động tìm tòi mở rộng

- Gọi hs đọc phần có thể em chưa biết.

- Dặn dò hs học bài.

- Đọc trước bài 43_SGK “ Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ” và trả lời các câu hỏi sau:

   + Nêu cách dựng ảnh của một vật qua TKHT ?

   + Đặt vật ở vị trí nào trước TKHT thì nhận được ảnh thật, ảnh ảo?

 

 

 

 

 

Gửi nhận xét

Vui lòng đăng nhập để gửi nhận xét

Thông tin bài giảng

Danh mục: Lớp 9

Thuộc chủ đề: Vật lý

Tác giả: TK THCS THỊ TRẤN THẠNH HÓA

Tiết 47 Bài 42


Học trực tuyến

Tải về