KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI MIỀN BẮC. GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN NAM 1973-1975

 

Bài 23 : KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC, GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN NAM (1973- 1975)

 

I/ Mục tiêu:

1. Về kiến thức: HS nắm và trình bày được tình hình và nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Bắc kể từ sau Hiệp định Pari 1973 về VN được ký kết; chỉ rõ những âm mưu, hành động mới của Mĩ và chính quyền SG sau khi ký HĐ.

Phân tích được những điều kiện lịch sử và thời cơ mới để Đảng đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam.

Trình bày tóm tắt được những diễn biến của chiến dịch Tây Nguyên và chiến dịch Huế- Đà Nẵng, Hồ Chí Minh.

Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

2. Về kĩ năng: Rèn luyện cho HS kĩ năng phân tích, so sánh, nhận định thời cơ; đánh giá đúng âm mưu, thủ đoạn của Mĩ và chínhh quyền SG sau khi ký Hiệp định Pari 1973…Đồng thời, nâng cao các kĩ năng sử dụng SGK, kênh hình trong học tập lịch sử.

3. Thái độ: Bồi dưỡng thế hệ trẻ lòng yêu nước, tự hào về những thắng lợi oanh liệt của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Mĩ; tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay. Giáo dục tinh thần đoànkết của Hồ Chí Minh thông qua sự kiện thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

4. Định hướng các năng lực hình thành:

* Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.

* Năng lực chuyên biệt:

- Năng lực tái hiện sự kiện

- Năng lực thực hành bộ môn: khai thác, sử dụng tranh ảnh, tư liệu, biểu đồ liên quan đến bài học.

II.  Chuẩn bị của GV, HS :

1. Giáo viên:  Giáo án, tài liệu tham khảo liên quan đến bài học.

2. Học sinh: Vở ghi, SGK và tranh ảnh.

III. Phương pháp và kỹ thuật dạy học: trình bày, phân tích, so sánh, rút ra nhận xét.....,máy vi tính..

 IV. Tiến trình tổ chức dạy học:

1. Tạo tình huống:

A, Mục tiêu: định hướng nhiệm vụ học tập và hứng thú của hs.

B, Phương thức: Gv bắt nhịp để cả lớp cùng hát bài “Việt Nam Hồ Chí Minh”. Sau đó nêu câu hỏi:baifhats này ra đời trong hoàn cảnh lịch sử dân tộc như thế nào?

C, Dự kiến sản phẩm: Hs suy nghĩ, trả lời được sau đại thắng mùa xuân 1975. Gv dẫn dắt vào bài mới: Với Hiệp định Pari năm 1973 về VN, Mĩ cam kết tôn trọng độc lập,chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của VN, phải rút về nước vô điều kiện. Chúng ta đã hoàn thành nhiệm vụ “đánh cho Mĩ cút”, song “ngụy vẫn chưa nhào”. Sau HĐ Pari năm 1973, Mĩ vẫn có những âm mưu ở miền Nam. Vì sao vậy?chúng ta đã đối phó với âm mưu mới của Mĩ và chính quyền SG sau Hiệp định Pari như thế nào? Tìm hiểu của bài 23 các em sẽ trả lời những câu hỏi này.

2. Hình thành kiến thức mới

 

 

TIẾT 2

HOẠT ĐỘNG GV - HS

NỘI DUNG KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu các chiến địch trong cuộc tông tiến công nổi đậy xuân 1975

GV ?

Bước 1: nhóm nhỏ

GV nêu vấn đề: Thực hiện chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam, từ ngày 4/3/1975, chúng ta tiến hành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy trên toàn miền Nam, thông qua 3 chiến dịch lớn là Tây Nguyên, Huế- Đà Nẵng và chiến dịch HCM lịch sử. Vậy diễn biến, kết quả của các chiến dịch này như thế nào?

Bước 2: Cá nhân

GV phát phiếu học tập cho HS, giành 1 phút hướng dẫn các em đọc lướt yêu cầu ở phiếu học tâp.

GV hướng dẫn HS quan sát trên màn hình, theo dõi diễn biến chính từng chiến dịch. Kết hợp xem phim tư liệu, khai thác kênh hình trong SGK để vừa hỏi vừa trả lời, vừa điền thông tin vào phiếu học tập.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 2 : Tìm hiểu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

 

GV? Nêu ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước? Theo em nhân tố nào đóng vai trò quan trọng ? Thanh niên Việt Nam cần làm gì để góp phần củng cố và phát huy nhân tố đó trong thời đại ngày nay ?

HS suy nghĩ trả lời câu hỏi , GV nhận xét và chốt ý, yêu cầu làm rõ các ý sau:

-Thắng lợi vĩ đại nhất trong lịch sử chiến tranh giải phóng dân tộc.

- Mở ra kỷ nguyên mới : độc lập ,thống nhất, đi lên CNXH.

HS nghe và ghi chép.

 

 

 

Hoạt động: cá nhân

 

Trình bày ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước?

HS suy nghĩ trả lời câu hỏi GV nhận xét và chốt ý, yêu cầu làm rõ các ý chính sau:

 

HS nghe và ghi chép.

GV tích hợp tư tưởng HCM.

 

III.

2. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.

a. Chiến dịch Tây Nguyên (Từ 4/3 đến 24/3)

- Ngày 4/3 quân ta đánh nghi binh ở Plâyku và Kon tum.

- Ngày 10/3 quân ta tấn công vào Buôn Ma Thuột và giành thắng lợi (11/3 ).

-Ngày 12/3 địch phản công chiếm lại Buôn Ma        Thuột nhưng không thành

- Ngày 24/3 Tây Nguyên được hoàn toàn giải phóng.

b. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng (Từ 21/3 đến 29/3)

- Ngày 21/3 quân ta đánh thẳng vào căn cứ địch và chặn các đường rút chạy của chúng ở Huế .

- 10h 30’ ngày 25/3 quân ta tiến vào cố đô Huế

- Ngày 26/3 thành phố Huế và toàn tỉnh Thừa Thiên được giải phóng .

- Sáng 29/3 quân ta từ 3 phía bắc, tây, nam tiến thẳng vào thành phố Đà Nẵng .

- 3 giờ chiều 29/3 Đà Nẵng được giải phóng

c- Chiến dịch Hồ Chí Minh (26/ 4 đến 30/ 4/ 1975)

Sau thăng lợi của chiến dịch Tây Nguyên và Huế - Đà Nẵng, Bộ chính trị trung ương Đảng quyết định giải phóng MN trước mùa mưa.

Chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định được Bộ chính trị quyết định mang tên Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Trước khi bắt đầu chiến dịch giải phóng Sài Gòn, quân ta tiến công Xuân  Lộc và Phan Rang – những căn cứ phòng thủ trọng yếu của địch bảo vệ Sài Gòn từ phía đông.

Ngày 16- 4-1975 ta chọc thủng tuyến phòng thủ Phan Rang.

Ngày 21- 4-1975 giải phóng Xuân Lộc.

17h ngày 26- 4- 1975, quân ta được lệnh nổ súng mở đầu chiến dịch. 5 cánh quân ta vượt qua tuyến phòng thủ vòng ngoài của địch tiến vào trung tâm Sài Gòn, đánh chiếm các cơ quan đầu não của chúng.

10 h 45’ ngày 30- 4- 1975, xe tăng và bộ binh của ta tiến vào Dinh Độc Lập bắt sống toàn bộ Nội các Sài Gòn – Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện.

11h 30’ ngày 30-4-1975, lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập báo hiệu chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng.

Chiến dịch Hồ Chí Minh thắng lợi tạo điều kiện thuận lợi để giải phóng hoàn toàn miền Nam. Ngày 2- 5- 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng

 

IV- NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI, Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ CỨU NƯỚC (1954 – 1975)

1- Nguyên nhân thắng lợi

Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối chính trị, quân sự, phương pháp cách mạng đúng đắn, sáng tạo, độc lập và tự chủ.

Truyền thống yêu nước nồng nàn của nhân dân ta, tinh thần đoàn kết chiến đấu dũng cảm vì sự nghiệp cách mạng.

Hậu phương miền Bắc vững chắc đáp ứng kịp thời các yêu cầu của cuộc chiến đấu ở hai miền.

Sự đoàn kết chiến đấu của nhân dân 3 nước Đông Dương.

Sự đồng tình ủng hộ và giúp đỡ to lớn của Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN khác, của các lực lượng tiến bộ trên vệ tổ quốc từ sau cách mạng tháng tám. thế giới.

2- Ý nghĩa lịch sử

Kết thúc 21 năm chiến đấu chống Mỹ và 30 năm chiến tranh GPDT, bảo

Chấm dứt hoàn toàn ách thống trị của chủ nghĩa thực dân- đế quốc ở nước ta. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ trong cả nước và thống nhất đất nước.

Mở ra kỉ nguyên mới của lịch sử dân tộc – kỉ nguyên đất nước độc lập, thống nhất đi lên CNXH.

Tác động mạnh đến tình hình nước Mĩ và thế giới, là nguồn cổ vũ to lớn đối với phong trào giải phóng dân tộc thế giới.

3.Hoạt động luyện tập: Gv yêu cầu học sinh trả lời:

   a. Nêu khái quát đặc điểm tình hình miền Bắc nước ta sau hiệp định Pa ri năm 1973?

 b. Chiến dịch Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng, Hồ Chí Minh.

4. Hoạt động vận dụng và mở rộng:

Hs tìm hiểu thêm về các chiến dịch và các vị tướng chỉ huy, cuộc tổng tiến công ở địa phương mình sinh sống.

V, HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC:

- Nắm lại nội dung bài.

- Chuẩn bị kiểm tra một tiết các nội dung đã học.

 

Gửi nhận xét

Vui lòng đăng nhập để gửi nhận xét

Thông tin bài giảng

Danh mục: Lớp 12

Thuộc chủ đề: Lịch sử

Tác giả: TK THPT Thạnh Hóa

Tiết 2 bài 23 lịch sử lớp 12


Học trực tuyến

Tải về